Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Bắc Kinh Trước Áp Lực Tân Cương
Những biến chuyển tại Tân Cương vừa qua là một mối quan tâm lớn lao đối với nhà cầm quyền Trung Quốc. Trước đây vào cuối thập niên 80 những người Hồi Giáo Trung Quốc đã xuống đường tranh đấu trên danh nghĩa tự do tôn giáo. Nhưng rồi những cuộc biểu tình ấy đã được chính quyền dẹp tan một cách tàn nhẫn trong bí mật.













Thế giới chỉ biết được cuộc biểu tình đã chấm dứt nhưng thế giới không biết được chính xác bao nhiêu người Duy Ngô Nhĩ và Hồi giáo đã tử vì đạo hoặc tù đày. Mãi cho đến nay, một Ủy Ban Đặc Nhiệm  tại Liên Hiệp Quốc mới cho biết con số có thể tin cậy được là vào năm 1990 có 8900 người bị bắt giam và 78 người bị bắn chết trong cuộc nổi dậy. Năm 1996 trên 15,000 người bị bắt trong chiến dịch chống lại nhà cầm quyền Trung Quốc. Đến năm 1997 có đến 283 người chết và trên 6000 người bị bắt giam.


Thế nhưng, ở đời xuôi ngược là chuyện thường tình, nhất là trên lãnh vực chính trị lại càng khó hiểu hơn. Bởi vì vào thời điểm 2002-2004 Tổ chức Hồi Giáo thuộc miền Đông Turkestan bị Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ liệt kê vào danh sách thành phần khủng bố. Nhưng vào thời điểm 2005 chính phủ Hoa Kỳ lại là người đã hổ trợ cho một Hội Nghị thuộc tổ chức Hồi Giáo có văn phòng đặt tại Munich. Đây chính là lý do để Trung Quốc luôn luôn lên án Hoa Kỳ cùng các quốc gia Âu Châu đã hổ trợ Hồi Quốc nổi dậy tại Tân Cương hoặc bất kỳ một cuộc xuống đường nào của người Hồi Giáo tại Trung Quốc.  Tuy nhiên, tất cả những lời tố cáo trên của Trung Quốc không ngoài mục đích che đậy một chính sách luôn luôn đặt nền tản thống trị lên tất cả các sắc dân khác, hoặc những bất đồng tôn giáo do chủ trương của nhà cầm quyền Bắc Kinh.


Khu vực tự trị Tân Cương (dân tộc Duy Ngô Nhĩ); Tân Cương theo chữ Hán: 新疆 维吾尔 自治区. Đây là khu tự trị về hành chánh của Trung Quốc. Địa danh Tân Cương có được từ thời Thanh Triều- Mãn Châu vào cuối thế kỷ 18. Xung đột tại Tân Cương giữa người Uyghur và người Hán được có từ nhiều sắc dân cư ngụ ở Tân Cương, như: Ngô Duy Nhĩ; Hồi, Kazakh, Mông cổ v.v….. Tuy nhiên, thế giới “Bắc Kinh” luôn luôn cho rằng nguyên nhân chính của các cuộc bạo lọan tại Tân Cương do yếu tố Hoa Kỳ tạo nên. Điều ấy không hoàn tòan đúng, bởi Tân Cương là một tổng hợp của các sắc dân bị áp bức, bị tước đoạt quyền làm người, và một dân tộc đang bị Hán hóa, muốn tranh đấu và đòi hỏi tinh thần tự chủ và tự trị. Do đó, yếu tố Tân Cương là tổng hợp của sự hợp lực cùng dân tộc Ngô Duy Nhĩ gồøm có Tây Tạng mà đức Đạt Lai Đạt Ma là nhà ngọai giao tôn giáo kiệt suất chống lại tinh thần Hán hóa hiện nay.  Từ những manh nha ấy, Hoa Kỳ và các nước Âu châu không phải là nhân tố để tạo nên các biến động Tân Cương. Ngược lại, qua các cuộc đấu tranh của Ngô Duy Nhĩ là do nguyên nhân áp bức bùng nỗ được kinh qua bởi bàn tay của người Hồi Giáo. Nhưng xét cho cùng, kỹ nghệ phát triễn và đời sống của người dân Trung Quốc hiện đang lệ thuộc vào thị trường dầu hỏa do người Hồi Giáo chủ quyền. Trước đây giữa Trung Quốc và các quốc gia Trung Đông có sựï giao hảo rất tốt đẹp. Nhưng kể từ ngày Tân Cương bùng nổ, các quốc gia Trung Đông đã đưa ra những đòi hỏi với nhà cầm quyền Trung Quốc hành động cư xử bình đẳng cùng những người Hồi Giáo. Đây là một hiện tượng và còn là động lực chính để Bắc Kinh lo ngại, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu phát triễn hiện nay mà nhân dân Hoa Lục đang tuỳ thuộc vào giếng dầu Trung Đông. Theo kế hoạch vào năm 2011 một ống dẫn dầu dài hơn 4200 km bắt đầu từ Kazakhstan sẽ băng qua Tân Cương và từ đây sẽ phân phối khắp nơi trên lãnh thổ Hoa Lục. Tuy nhiên, vì những diễn biến xảy ra tại Tân Cương, một số quốc gia thuộc khối Trung Đông đã yêu cầu xét lại việc cung cấp dầu hỏa cho Trung Quốc, cho đến khi Bắc Kinh thay đổi đường lối.


Một điểm khác chúng ta cũng cần lưu tâm, đó là hiện nay có 1.57 tỷ người theo đạo Hồi. Trong đó riêng ở Á châu cứ trong 3 người thì có 2 người theo Hồi Giáo. Riêng tại Trung Quốc số người theo Hồi nhiều hơn Syria, tại Nga Sô nhiều hơn Jordan và Libya hợp lại. Mã lai Á 202,867,000 (88.2%) theo Hồi giáo; Pakistan 174,082,00 (96.3%); Ấn độ 160,945,000 (13.4%). Riêng tại Trung Quốc theo thống kê của CIA và BBC thì số người theo Hồi Giáo vào khoảng 200 triệu, phần đông ở vùng Tây- Bắc. Trong biến cố Tân Cương, lãnh đạo al- Qaida, ông al-Libi đã thâu băng lại lời kêu gọi của mình qua video online rằng: “Hỡi người anh em Hồi Giáo trên giới sẵn sàng một cuộc thánh chiến chống lại chính quyền khát máu Bắc Kinh, và chỉ có súng đạn và lòng hy sinh vì đức tin mới có thể chiến thắng kẻ thù”. Riêng trên trang web của khối Arabic họ cũng đã kêu gọi một cuộc Thánh chiến toàn diện và hy sinh đến giọt máu cuối cùng để chống lại nhà cầm quyền Trung Quốc.


Như chúng ta biết, đức tin Hồi Giáo là một trọng lượng đáng kể tạo nên áp lực với chính quyền Tân Cương nói riêng và Bắc Kinh nói chung. Dĩ nhiên, về lâu dài Bắc Kinh không thể xử dụng súng đạn và nhà tù để tiêu diệt tất cả 200 triệu người theo đạo Hồi tại Trung Quốc hoặc trên thế giới. Mặc khác, hiện nay cộng đồng người Hán ở Tân Cương cũng đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống lại chính quyền Tân Cương vì lý do quá dễ dãi với người Duy Ngô Nhĩ.


Nhìn vào sự xung đột giữa sắc dân và đức tin tôn giáo tại Tân Cương, Bắc Kinh hiện đang đối đầu với một tương lai nội loạn giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán giống như 2 vector ngược chiều, trong đó một cuộc Thánh Chiến khó tránh khỏi trong tương lai. Nếu giả thuyết trên là sự thật thì Trung Quốc sẽ xé ra thành nhiều mãnh vụn và sẽ đưa Trung Quốc trở lại thời Đông Châu Liệt Quốc. Đây là điều mà lãnh đạo Bắc Kinh đang đối diện và tìm cách chận đứng mọi cuộc rối loạn khởi nguồn từ Tân Cương. Tuy nhiên, không một giải pháp nào có thể giải quyết một cách ổn thỏa trừ khi nhà cầm quyền Trung Quốc chấm dứt tham vọng Hán hóa và ý đồ xâm lăng lãnh thổ và hải lãnh của người khác.


 


TS Nguyễn Hữu Hoạt


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Bắc Hàn Trước Bước Ngoặc Thời Đại (01-09-2010)
    Liên Minh Á Châu (28-08-2010)
    Đối Thoại Chiến Lược Song Phương hay Đơn Phương?  (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152844103.